Perfil de usuario/a

Mr Anthony Weston Weston

Resumen biográfico

Cúng Đầy Tháng Ở Miền Bắc

Cúng đầy tháng là một nghi lễ truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều được thực hiện nghi lễ quan trọng này. Vậy cúng đầy tháng ở miền bắc có ý nghĩa gì? Cần thực hiện lễ cúng này ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong những thông tin dưới đây.

Tại sao phải tổ chức cúng đầy tháng cho trẻ sơ sinh?

Người Việt Nam thường rất sùng bái thần thánh. Do vậy, những nghi lễ cúng trong đời sống hằng ngày đều được mọi người đặc biệt quan tâm. Trong đó, lễ cúng đầy tháng cho con nhỏ tròn 1 tháng tuổi là dịp lễ mà các bậc cha mẹ đều không thể bỏ lỡ. Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ sinh ra đều do 12 bà Mụ, bà Chúa và Đức Ông tạo nên, chăm sóc và bảo vệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mỗi bà Mụ sẽ tạo nên một phần cơ thể cho trẻ. Xấu đẹp như thế nào cũng do các bà Mụ nặn. Khỏe mạnh như thế nào cũng do thần linh ban phước cho.

Chính vì vậy, ngày lễ cúng đầy tháng cho con trẻ chính là dịp để gia đình, dòng họ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đấng thần linh đã mang trẻ đến nhà, giúp cho mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh và bình an.

Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=N12gzZHPe24

Ngoài ra, cúng đầy tháng ở miền bắc còn có ý nghĩa đặc biệt với mỗi đứa trẻ. Đây là cơ hội để trẻ ra mắt họ hàng, làng xóm mà không cần phải kiêng cữ như khi còn trong tháng. Thông qua lễ cúng đầy tháng, trẻ sẽ được công nhận sự tồn tại của mình trong gia đình, dòng họ và trong cộng đồng, khẳng định vai trò của trẻ đối với cuộc sống. Trên cơ sở đó, gia đình, dòng tộc và cộng đồng sẽ phải có trách nhiệm nuôi dạy trẻ nên người và thường xuyên giúp đỡ trẻ thực hiện trách nhiệm của mình.

Cúng đầy tháng ở miền Bắc có ý nghĩa đặc biệt với mỗi đứa trẻ

Với ý nghĩa thiêng liên này, tục cúng đầy tháng ở các vùng miền trên cả nước đều được duy trì và phát triển. Đây chính là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đặc biệt của người Việt Nam. Từ đời này qua đời khác, tục cúng đầy tháng cho trẻ nhỏ vấn không hề thay đổi mà trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc ta.

Hướng dẫn cha mẹ cách tính ngày cúng đầy tháng cho trẻ

Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ ngàn đời. Vì vậy, bất cứ ngày lễ nào đều được tính dựa trên chu kì của mặt trăng. Hầu hết, những ngày lễ quan trọng đều được tổ chức theo âm lịch. Lễ cúng đầy tháng cho trẻ con cũng vậy.

Thông thường, cha mẹ sẽ xem ngày âm lịch để cúng đầy tháng cho trẻ theo quy tắc “gái sụt hai, trai sụt một”. Có nghĩa là lễ cúng đầy ở tháng miền bắc cho bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái lùi lại 2 ngày so với ngày bé sinh ra tính theo âm lịch. Ví dụ: Nếu bé trai sinh ngày 9 tháng 2 âm lịch thì lễ cúng đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 âm lịch. Còn nếu là bé gái sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch thì lễ cúng sẽ diễn ra vào ngày 17 tháng 5 âm lịch.

Tham khảo: https://xoichecohoa.com/dich-vu-cung-thoi-noi-tron-goi

Hiện nay, để thuận tiện cho gia chủ, nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ đầy tháng thường chọn đúng ngày dương 1 tháng sau sinh của bé để cúng mụ. Tức là ngày thứ 30 kể từ ngày sinh dương lịch. Cách tính này cũng được chấp nhận. Tuy nhiên, cha ông ta vẫn khuyên nên sử dụng lịch âm để tổ chức các ngày lễ trọng đại. Như vậy, chúng ta mới thể hiện rõ truyền thống phong tục văn hóa của đất nước.

Chuẩn bị đồ lễ trong cúng đầy tháng ở miền Bắc như thế nào?

Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà người ta có cách chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng khác nhau. Lễ cúng đầy tháng ở miền bắc cho trẻ sơ sinh phụ thuộc theo văn hóa của mỗi vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Song nhìn chung, các lễ vật cúng đầy tháng cũng có các chuẩn mực chung. Một số lễ vật quan trọng không thể thiếu gồm có:

Mâm đồ lễ cúng đầy tháng ở miền Bắc

Lễ vật cúng 12 bà Mụ cần: 12 bát chè, 12 đĩa xôi, 12 bát cháo, 12 đĩa bánh kẹo, 12 miếng thịt quay đều nhau, 12 quả trứng vịt hoặc 12 ly rượu nhỏ, 12 ly nước nhỏ. Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 12 bộ váy áo màu xanh, 12 đôi hài và 12 nén vàng để dâng lên 12 bà Mụ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần thêm các lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy (tổ sư, tiên sư và thánh sư). Cụ thể gồm: 1 con gà luộc cánh tiên (nên chọn gà trống), 1 bát cháo lớn, 1 tô chè, 3 đĩa xôi, thịt quay 1 đĩa, hoa quả 5 loại truyền thống, 1 mâm cơm mặn, trầu cau têm cánh phượng, rượu và giấy tiền vàng bạc.

Lễ cúng đầy tháng ở miền bắc cũng có thêm một số lễ vật như: bình trà, nhang, đèn, bình hoa tươi, gạo, muối, muỗng và 1 đôi đũa hoa (là đôi đũa có bông trên đầu và vót ngược đầu).

Liên hệ xôi chè cô hoa để có một lễ cúng đầy đủ

Sau khi các lễ vật đã đầy đủ, bố mẹ hoặc ông bà sẽ trực tiếp sắp xếp chúng và thực hiện nghi lễ cũng đầy tháng với 3 nghi lễ chính: cúng và khấn mở đầu (khai lễ), nghi thức khai hoa và nghi thức xin keo. Các nghi lễ được tiến hành nghiêm túc, trang trọng và thành kính.