Perfil de usuario/a

Imagen de perfil

andybly andybly andybly

Resumen biográfico

Cách Cúng Đầy Tháng Cho Con Trai

Cúng đầy tháng là 1 nghi thức vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi người nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Với cá nhân, đây được coi như ngày ra mắt, khẳng định sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình, dòng họ. Đối với dân tộc, cúng đầy tháng là nét văn hóa truyền thống tâm linh có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện sự mong mỏi những điều tốt đẹp đến với bé sau này nhờ sự phù hộ của đấng bề trên. Do đó, em bé ra đời sau 1 tháng tuổi sẽ được ông bà bố mẹ chuẩn bị 1 mâm lễ cúng gọi là cúng đầy tháng. Việc chuẩn bị lễ vật cúng một cách đầy đủ sẽ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, đặc biệt là cách cúng đầy tháng cho con trai ở miền Trung có nhiều nét phức tạp và tỉ mỉ.

Các lễ vật trong mâm cúng

Theo tín ngưỡng dân gian miền Trung, em bé từ khi thành hình trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra là do 1 tay 12 Bà Mụ và Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng theo cách cúng đầy tháng cho con trai ở miền Trung phải có đầy đủ mỗi thứ 12 phần nhỏ và 1 phần lớn bao gồm: xôi chè cúng đầy tháng: 12 bát chè đậu xanh đánh nhỏ, 12 đĩa xôi đậu xanh nhỏ, 12 bát cháo trắng nhỏ, 12 con tôm, cua, ốc nhỏ, 1 đĩa xôi đậu xanh lớn, 1 tô chè đậu xanh đánh lớn, 1 tô cháo trắng lớn và tôm cua ốc mỗi loại 1 con lớn. Đi cùng với các lễ vật này bạn cần chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa dành cho Bà Chúa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Mâm lễ vật cúng đầy tháng cho con trai

Bên cạnh người chăm sóc, em bé sẽ được truyền dạy nghề nghiệp bởi Đức Ông và 3 Đức Thầy. Các lễ vật để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy bao gồm đĩa ngũ quả, bình hoa tươi, nhang, trà, rượu, nước, vàng mã, đèn cầy, gạo muối, trầu têm cánh phượng….

Cách bày trí lễ vật trên mâm

Cách cúng đầy tháng cho con trai ở miền Trung cũng yêu cầu bày trí lễ vật sao cho hợp tình hợp lý. Theo quan niên dân gian được lưu truyền lại thì cách bày biện lễ vật trên mâm cúng phải tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, nghĩa là ở phía đông thì đặt bình hoa còn phía tây là nơi đặt lễ vật. Thông thường, lễ vật sẽ được đặt trên 2 bàn riêng biệt cách nhau 10 cm, một bàn đặt đồ cúng Bà Chúa và 12 bà Mụ, 1 bàn cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy.

Tham khảo: xôi chè cúng thôi nôi

Các nghi thức trong ngày cúng đầy tháng

Sau khi lễ vật được bày biện hoàn tất trên mâm cúng, đến đúng giờ thì 1 người lớn trong gia đình lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn. Khi người chủ lễ đã khấn xong, bố hoặc mẹ bế và cầm tay bé vái trước án 3 vái. Sau 3 tuần hương thì tạ lễ, gia đình mang đi hóa vàng mã, vừa hóa vừa vẩy rượu, còn các món đồ chơi thì có thể giữ lại để lấy phước cho bé. Nghi lễ thắp nhang và khấn là quan trọng nhất theo cách cúng đầy tháng cho con trai, do đó gia đình nên giữ im lặng khi người chủ lễ đang làm lễ để thể hiện sự tôn kính.

Sau lễ thắp nhang và khấn là nghi thức khai hoa. Em bé sẽ được đặt ở trên bàn giữa, người chủ lễ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ ẵm bé trên tay, đồng thời cầm một cành hoa tươi đưa qua lại trước miệng bé và đọc những lời cầu chúc tốt đẹp.

Người đứng trụ cột gia đình sẽ thực hiện các nghi lễ cúng đầy tháng cho bé

Tiếp theo là nghi thức đặt tên cho con, còn gọi là Xin Keo. Sau khi nghi thức khai hoa kết thúc, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ hỏi ý kiến bề trên về cái tên gia đình dự định đặt cho bé bằng cách gieo đồng tiền âm dương. “Quá tam ba bận”, nếu giao 3 lần không được thì phải đặt tên khác cho bé. Tuy nhiên trong cách cúng đầy tháng cho con trai ngày nay mọi người cũng không còn quá quan trọng việc đặt tên khó nuôi hay dễ nuôi nữa mà chỉ đặt tên sao cho đẹp, ý nghĩa và dễ gọi nên nghi lễ Xin Keo này cũng không còn phổ biến. Một phần cũng vì khi em bé được sinh ra, gia đình phải đặt tên cho bé ngay để làm các thủ tục khai sinh.

Sau tất cả các nghi thức này là lúc bé và gia đình nhận được những lời chia vui và món quà lì xì của những người họ hàng cũng như các vị khách tham dự. Gia đình có thể chuẩn bị những bàn tiệc để mọi người cùng nhau ăn uống và trò chuyện vui vẻ để không khí ấm cúng hơn trong ngày vui của bé.

Cúng đầy tháng là một nghi lễ chứa đựng nhiều ý nghĩa, tuy mỗi vùng miền, mỗi nơi có những sự chuẩn bị lễ vật hay các nghi thức, tập tục khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là thể hiện tình yêu thương, sự mừng vui chào đón một thành viên mới đến với gia đình. Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại ngày nay, bạn nên ghi lại thật nhiều hình ảnh về ngày này để làm kỷ niệm sau này bé có thể xem lại và biết mình đã được yêu thương rất nhiều.

Xem thêm: cúng thôi nôi đơn giản